Phát triển đô thị thông minh - kinh nghiệm và lộ trình thực hiện

27/12/2019 - 16:57      69 lượt xem

Hệ thống tương tác thông minh do Intel phát triển hướng đến xây dựng đô thị thông minh TP Eindhoven, Hà Lan.

Việt Nam với vị trí là một nước đang trong quá trình phát triển cũng không tránh khỏi xu thế phát triển mô hình đô thị thông minh. Tuy vậy, có thể chỉ rõ việc ứng dụng đô thị có thể mang lại lợi ích nhiều mặt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nếu phát triển thiếu đồng bộ. Nghiên cứu lựa chọn các mô hình đô thị thông minh áp dụng phù hợp với từng loại đô thị cụ thể song song với xây dựng và hoàn thiện một chiến lược lộ trình phát triển hợp lý là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay để mô hình đô thị thông minh trở thành lợi thế phát triển các đô thị Việt Nam trong tương lai.

Đô thị thông minh là khái niệm có nhiều cấp độ phát triển khác nhau

Theo TS.KTS Ngô Lê Minh, hiện nay khái niệm đô thị thông minh có thể được hiểu đầy đủ là thành phố sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để được thông minh hơn và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực, nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí và năng lượng, cải thiện cung cấp dịch vụ và chất lượng cuộc sống, giảm thiểu gây hại môi trường”. Ở một cấp độ cao hơn, mô hình “Đô thị bền vững thông minh” đề cập khái niệm hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên nhiều khía cạnh và qui mô khác nhau, thông qua việc cung cấp và tiếp cận với các nguồn tài nguyên nước, năng lượng, giao thông và di động, giáo dục, y tế, môi trường, quản lý chất thải, nhà ở, công ăn việc làm, và sử dụng công nghệ thông tin.

Việt Nam cũng không là ngoại lệ của xu hướng phát triển đô thị thông minh. Dựa trên kinh nghiệm thế giới và các định hướng phát triển đô thị hiện tại trong nước. TS. Ngô Viết Nam Sơn đã đưa ra khái niệm đô thị thông minh cho Việt Nam như sau: “Đô thị thông minh là đô thị sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (viết tắt là ICT - Information Communication Technology) và mạng lưới thiết bị kết nối qua Internet (viết tắt là IoT - Internet of Things) để làm nền tảng xây dựng đô thị đáng sống, với quy hoạch bền vững, quản lý đô thị hiệu quả và minh bạch, và với tính cạnh tranh đô thị cao về mọi mặt”.

Như vậy, có thể thấy rõ, khái niệm đô thị thông minh là một khái niệm có tính mở. Việc lựa chọn các mục tiêu phát triển đô thị khác nhau như đô thị sinh thái, đô thị bền vững, đô thị công nghệ… trên nền tảng ứng dụng giải pháp đô thị thông minh sẽ cho ra những khái niệm mô hình Đô thị thông minh tương ứng. Việc phát triển đô thị thông minh ở mỗi quốc gia cần lựa chọn cho mình một định hướng khái niệm cụ thể trên cở sở hiểu rõ mục tiêu và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đô thị.

 

Hệ thống dẫn đường thông minh cho xe ô tô tại Singapore.

Phát triển đô thị thông minh mang lại hiệu quả nhiều mặt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro

Có thể thấy rõ, phát triển đô thị thông minh mang tới hiệu quả tích cực trên nhiều khía cạnh cho đô thị. Theo TS.KTS Ngô Lê Minh, đô thị thông minh có khả năng đem lại nhiều lợi thế như hệ thống điều phối giao thông, vận chuyển năng lượng, giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng… Các công nghệ thông tin và truyền thông thông minh giúp kết nối mạng lưới và kiểm tra mọi lĩnh vực quan trọng như giao thông, quản lý hành chính, y tế, nhà ở, giáo dục và văn hoá.

Con theo Ths.KTS Nguyễn Chí Hùng, đô thị thông minh hiện được kỳ vọng như là một giải pháp “nhiệm mầu” cho tất cả các vấn đề của đô thị. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải giải pháp “toàn năng”, nhưng có thể là một giải pháp có nhiều ưu điểm so với các mô hình phát triển đô thị trước đây, bởi bản chất và mục tiêu của Đô thị thông minh bao gồm khả năng có thể “tự phát hiện, tự ứng phó, tự sửa chữa, tự học hỏi, tự tái tạo” từ những sai sót nếu có trong quá trình vận hành.

Tuy nhiên, thực tế cũng đã chứng minh phát triển đô thị thông minh một cách thiếu bài bản cũng chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho cuộc sống của người dân và hoạt động của đô thị.

Theo TS. Ngô Lê Minh, mô hình đô thị thông minh không chỉ có toàn ưu điểm, trên thực tế mô hình này tiềm ẩn nhiều nhược điểm và hạn chế cần phải thận trọng khi xem xét áp dụng vì các lý do: Mô hình phát triển đô thị thông minh không phải lúc nào cũng đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu; tham vọng xây dựng các đô thị mới, hiện đại, tích hợp công nghệ sẽ khiến chính quyền thành phố dễ dàng xem nhẹ, thậm chí bỏ rơi các khu đô thị hiện hữu; nguy cơ mất an ninh và các nguy cơ tiềm ẩn do lộ thông tin cá nhân và hacker xâm nhập phá vỡ hệ thống lưu trữ thông tin quản lý đô thị tập trung.
 

 

Mô hình thí điểm xe ô tô thông minh dùng chung tại TP thông minh Yokohama (Nhật Bản)

Ứng dụng có chọn lựa để mô hình đô thị thông minh tạo ra thế mạnh phát triển cho từng đô thị Việt Nam

Quá trình triển khai ứng dụng mô hình đô thị thông minh tại Việt Nam cần thận trọng không nên vội vàng chạy theo phong trào. Cần nhận diện rõ ngoài những cái tích cực của đô thị thông minh thì có rất nhiều những thệ luỵ rất nặng nề bao gồm: tình trạng thất nghiệp tăng cao do dôi dư lao động từ việc sử dụng công nghệ thông tin tự động hóa vào nhiều lĩnh vực, đời sống riêng tư bị kiểm soát ngoài mong muốn, tạo ra các không gian sống lạnh lùng, tách biệt.

Đô thị thông minh chắc chắn phải dựa trên nền tảng của công nghệ và kỹ thuật, nhưng đề cao xã hội - nhân văn. Chính vì vậy, mỗi thành phố tại Việt Nam khi triển khai ứng dụng mô hình đô thị thông minh cần biết chắc nên ứng dụng vào lĩnh vực nào, địa điểm nào là tốt nhất và mỗi giai đoạn cần đạt đến cái gì, để sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất sẵn có, nguồn lực đầu tư, hướng tới đô thị thông minh trở thành nền tảng và thế mạnh cho phát triển đô thị.

Một ví dụ thí điểm tiêu biểu là đề xuất mô hình đô thị thông minh gắn với đại học tại Bình Dương. Theo PGS.TS.KTS Nguyễn Hồng Thục, xây dựng chiến lược phát triển đô thị thông minh gắn với đại học để Bình Dương hướng đến tạo ra thế mạnh phát triển lâu dài cho đô thị hướng đến phát triển Bình Dương trở thành trung tâm kinh tế trí thức của cả Nam Trung bộ, là nơi đào tạo cán bộ chuyên gia, những người có đủ năng lực đưa đất nước hội nhập.

Việc ứng dụng triển khai mô hình Đô thị thông minh găn với đại học sẽ là cánh cửa phát triển thay đổi diện mạo đô thị Bình Dương bởi các ưu thế tạo dựng động lực tăng trưởng kinh tế tri thức, tận dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng công nghiệp hóa sẵn có tại địa phương cũng như nguồn nhân lực công nghiệp có trình độ cao, cũng như kế thừa được các kinh nghiệm phát triển mô hình đô thị đại học thông minh đã triển khai rất thành công trên thế giới.

Theo Ths.KTS Nguyễn Chí Hùng, đối với các đô thị các đô thị trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề của các tác động hiện tượng thiên tại và biến đổi khí hậu, phát triển đô thị thông minh có thể coi là giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Sử dụng các ưu thế về công nghệ hiện đại, trên cở sở nền tảng những công nghệ “thân thiện” với môi trường sẽ giúp đem lại hiệu quả cao hơn trong mục tiêu ứng phó với Biến đổi khí hậu. Điều này có thể mang đến giải pháp hiệu quả cho phát triển đô thị bền vững ở nước ta đặc biệt trong điều kiện có khoảng 150/800 đô thị chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng Biến đổi khí hậu ở nước ta trong tương lai gần.

Nguồn: http://phuxuanjsc.com/phat-trien-do-thi-thong-minh-kinh-nghiem-va-lo-trinh-thuc-hien.htm

02/03/2020 2.110
Dịch Covid-19 có thể tác động các nhà sản xuất dịch chuyển chuỗi cung ứng, cảng biển Việt Nam sẽ đón thêm cơ hội tăng trưởng từ sự thay đổi này Dịch Covid-19 đang tạo ra nhiều thách thức song cũng có thể đem lại cơ hội phát triển lớn cho cảng biển Việt Nam - Ảnh minh họa Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, dịch Covid-19 kéo dài hơn 1 tháng qua đã khiến hàng loạt doanh nghiệp cảng biển “tuột tay” hàng trăm nghìn tấn sản lượng hàng hóa thông qua. Theo đại diện Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines), hàng năm, sản lượng hàng thông qua các cảng của Vinalines khoảng trên 100 triệu tấn, trong đó lượng hàn...
Xem chi tiết
27/12/2019 1.791
Dự án công trình cầu Thái Hà có tổng chiều dài tuyến chính 2.846m (trong đó phần cầu dài 2.159,1m; phần đường dẫn dài 687,35m - Phía Hà Nam 316m, phía Thái Bình 370,8m) với tổng mức đầu tư 1.709 tỷ đồng, sử dụng khoảng 24,1ha đất. Cầu thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực (tuổi thọ 100 năm) bao gồm 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Dự án có điểm đầu kết nối vào tuyến nối hai cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và Cầu Giẽ-Ninh Bình, thuộc địa phận xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam tại lý trình Km0+00 (lý trình Dự án) (Km31+212,25 lý trình đường nối hai cao tốc); đ...
Xem chi tiết
27/12/2019 1.531
Đến dự buổi lễ ký hợp đồng, về phía Chủ đầu tư có Ông Lê Văn Hanh – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Phát điện 1, ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Ban QLDA Nhiệt điện 3; về phía Liên danh nhà thầu, đại diện Tổng công ty CP DVKT có ông Thái Quốc Hiệp – Chủ tịch HĐQT, ông Phan Thanh Tùng – Tổng Giám đốc, ông Nguyễn Tấn Hòa – Phó Tổng Giám đốc, đại diện Công ty CP TV&XD Phú Xuân có ông Nguyễn Phú Xuân – Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Văn Tài – Giám đốc Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Phú Xuân. Ngoài ra còn có đại diện tư vấn Port Coast cùng các vị đại biểu đại diện cho Tổng công ty Phát điện 1, Ban QLDA Nh...
Xem chi tiết
27/12/2019 1.820
Trong đó tập trung triển khai mạnh mẽ Đề án 1961; tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng; tổ chức các khoá đào tạo bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ công chức, viên chức của ngành; xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị, phân phối hợp lý ở các thời điểm trong năm. Học viện Cán bộ quản lý Xây dựng và Đô thị đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2017. Cũng trong 6 tháng đầu năm, Học viện đã thực hiện triển khai được 03 lớp chuyên viên và chuyên viên chính, với số lượng 111 học viên cho các cán bộ, công chức, viên ch...
Xem chi tiết
Tin tức mới
Tin tức mới
Tổng hợp những thông tin hoạt động - sự kiện mới nhất của công ty.

Điện gió Bạc Liêu hòa lưới điện quốc gia

Chiều 29.5, Công ty TNHH XD-TM-DL Công Lý, chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu, làm lễ hòa nguồn điện gió Bạc Liêu vào lưới điện quốc gia.
Tìm hiểu thêm

Phát triển điện mặt trời trên hồ thủy lợi

(HNM) - Với mục tiêu bảo đảm vận hành an toàn, ổn định thị trường điện, đáp ứng nhu cầu điện trong quý II-2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ khai thác tối đa nguồn nhiệt điện than và tuabin khí, đồng thời huy động nhiệt điện chạy dầu... Cùng với đó, ngành cũng đang nỗ lực tìm kiếm, thu hút đầu tư các dự án nguồn điện mới, trong đó dự án điện mặt trời trên hồ thủy lợi đang được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Tìm hiểu thêm

Bảo vệ thiết bị năng lượng tái tạo dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt

(VietQ.vn) - Năm qua là một năm có thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Nền nhiệt độ thấp nhất và cao nhất đã được ghi nhận ở cả hai bán cầu, trong khi đó, các cơn bão mạnh còn là tác nhân gây ra hỏa hoạn và lũ lụt nghiêm trọng ở một số nơi trên thế giới. Có rất nhiều yếu tố khác nhau góp phần vào sự thay đổi khí hậu toàn cầu trên trái đất, một trong số đó phải kể đến bởi sự tích tụ của khí nhà kính. Và để giải quyết vấn đề này thì việc sử dụng năng lượng sạch, tái tạo là một trong những giải pháp tối ưu nhất hiện nay.
Tìm hiểu thêm

Thiết bị phát điện dùng năng lượng sóng biển

Thiết bị phát điện dùng năng lượng sóng biển đã phổ biến trên thế giới nhưng chưa được sử dụng nhiều tại Việt Nam do các thiết bị này chưa phù hợp với chế độ sóng của nước ta. Vì vậy, các nhà khoa học tại Viện Khoa học năng lượng (Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã tìm được giải pháp khắc phục.
Tìm hiểu thêm

Khai mạc Diễn đàn cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020

Diễn đàn cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020 về Triển khai Nghị quyết số 55/NQ-TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị diễn ra sáng 22/7, tại Hà Nội. Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN - ông Dương Quang Thành đã có tham luận tại phiên toàn thể của Diễn đàn.
Tìm hiểu thêm
Xem tất cả
THÔNG TIN LIÊN HỆ

Bản quyền © 2024 thuộc về Phú Xuân JSC. Bảo lưu mọi quyền